Bốn chìa khóa quan trọng để thành thạo tiếng Nhật
(Chủ yếu dành cho những bạn không yêu tiếng Nhật. Nhưng nếu bạn yêu tiếng Nhật thì phương pháp này có thể giúp bạn tăng tốc độ học tiếng Nhật lên gấp bội)
Tiếng Nhật là một thứ ngôn ngữ khó nhưng số người Việt kaiwa tốt, có N2 hiện tại cũng không còn ít. Dĩ nhiên, họ là những người có thu nhập cao nhất trong cộng đồng những người Việt học tiếng Nhật.
Học tiếng Nhật cần có năng khiếu? Ừ, chắc có, nhưng đâu đó chỉ chiếm 1-5%. Còn lại là phương pháp và sự nỗ lực (quyết tâm) - Hoặc sở thích.
Nếu bạn thích tiếng Nhật thì dù có phương pháp tệ và với 0 sự nỗ lực (thực ra người ta thích thì người ta cứ học, cứ đọc, cứ nghe mà không cần cố gắng lắm nên chẳng thể gọi là nỗ lực được).
📷Nhưng nếu bạn không hẳn thích, không thực sự thích, hay không thích thì phương pháp và sự nỗ lực sẽ quyết định bạn học giỏi tới đâu và thành công của bạn với tiếng Nhật đến mức nào (ví dày, nhà to, công việc suôn sẻ, bố mẹ nở mặt nở mày….cái này thì chúng ta đều biết rồi, mình cũng chẳng muốn nói tới nữa).
Tạm viết thế này:
Độ giỏi tiếng Nhật = Năng khiếu x Phương pháp x Thời gian nỗ lực = Yêu tiếng Nhật Như thế này thì dễ thấy độ giỏi tiếng Nhật, một là bạn phải yêu tiếng Nhật (là một wibu hay yêu văn hóa Nhật…), hai là phải có một chút năng khiếu (1 chút thôi, không cần nhiều), phương pháp và thời gian nỗ lực.
- Thời gian nỗ lực học tiếng Nhật của bạn càng cao thì năng lực tiếng Nhật của bạn càng cao.
- Thế nhưng, một ai đó có phương pháp tốt thì sẽ cần thời gian nỗ lực ít hơn mà năng lực vẫn bằng một người nỗ lực học tiếng Nhật rất rất nhiều.
Năng khiếu là của mỗi người, chúng ta không bàn đến. Thời gian nỗ lực phụ thuộc vào thời gian tối đa bạn có thể dành cho việc học kèm theo đó là một quyết tâm học tiếng Nhật đến nơi đến chốn từ các lý do khác nhau: lấy vợ/chồng Nhật, không bị câm điếc khi ở trên đất Nhật hay có việc tốt lương cao tại các công ty Nhật, thậm chí khởi nghiệp một nhà hàng Nhật như hai bạn người Việt được lên báo Yahoo News mới đây…..
Vậy phương pháp học tiếng Nhật như thế nào là tốt? Đây là một chuỗi bài rất dài để viết về phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả. Nhưng đầu tiên, bạn cần phải nắm được 4 chìa khóa quan trọng. Và đây là bốn chìa khóa quan trọng đó:
Học phát âm trước.
Không dịch, không sợ sai
Ôn tập cách quãng.
Cần một chút sự hứng thú.
Chìa khóa đầu tiên, học phát âm trước. Thực chất học tiếng Nhật hay tiếng gì chăng nữa thì phần lớn đều dùng để giao tiếp mà giao tiếp thì gần như bạn sẽ nói và nghe nhiều (sẽ có chat, gửi mail, nhưng ít hơn giao tiếp bằng lời nói). Vì vậy việc học phát âm trước sẽ giúp bạn nghe được nhiều và nghe đúng - là tiền đề để phát âm đúng và ngữ điệu hay. Thực tế, tiếng Nhật và tiếng Việt có rất nhiều nguyên âm và phụ giống nhau . Nhiều bạn bằng lòng với việc đọc/phát âm tiếng Nhật như tiếng Việt khi bắt đầu học, rồi đến N3, N2 mới quay lại học phát âm thì rất rất vất vả vì lúc này, phát âm tiếng Nhật của bạn đã thành thói quen cho hàng trăm, hàng nghìn từ rồi, sửa lại vô cùng khó.
📷Thế nhưng việc học phát âm trước sẽ giúp bạn “tự nhiên” học sẽ thấy vui hơn (vì bạn phát âm giống người bản xứ) và sẽ có ngữ điệu tốt hơn (vì thực chất 1 từ hay một câu đều là ghép từ các chữ cái mà thành, thế nên phát âm tốt thì ngữ điệu của bạn cũng sẽ “tự nhiên” chuẩn bản xứ hơn đấy!). Giữa rất nhiều người nước ngoài nói tiếng Nhật khác, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với người Nhật, sếp Nhật, đồng nghiệp Nhật vì khả năng này. Học phát âm chuẩn, bạn sẽ nghe chuẩn hơn, lúc luyện choukai không bị nghe nhầm hoặc thiếu trường âm. Phát âm tiếng Nhật chưa chắc tốt nhưng phát âm đúng, học tiếng Nhật tự nhiên sẽ tốt lên.
Chìa khóa thứ hai, không dịch. Có lẽ bạn hơi ngạc nhiên, thậm chí nghĩ chuyện này là không thể. Nhưng đây là bước quan trọng và cũng là bí quyết của những người thực sự thành thạo tiếng Nhật. Việc không dịch giúp bạn phản xạ nhanh hơn và tự nhiên hơn khi kaiwa. Thử nhớ lại những lúc bạn cố gắng dịch xem người Nhật đang nói gì, lúc đấy bạn rất lúng túng phải không? Phản xạ kaiwa của bạn lúc ấy rất rất chậm phải không? Cố gắng không dùng tiếng mẹ đẻ càng nhiều, bạn sẽ càng thành thạo thứ tiếng bạn đang học, thay vì phải cố gắng nghe từng từ, cố gắng dịch từng từ một.
Chìa khóa thứ ba, ôn tập cách quãng. Đây là chìa khóa cuối cùng để bạn có một “bộ nhớ” siêu lớn, là bí quyết “tự nhiên” của những người giỏi tiếng Nhật dù tiếng Nhật không phải một ngôn ngữ họ thực sự yêu thích. Căn cứ vào những gì bạn đã học ngày hôm nay, bạn sẽ có một danh sách những thứ cần ôn tập lại theo thời gian mà bạn không cần phải nghĩ xem hôm nay cần học gì và ôn gì. Ví dụ hôm nay bạn học 20 từ vựng tiếng Nhật mới, có 10 từ bạn nhớ rất nhanh, 5 từ bạn phải cần gợi ý 1-2 lần mới nhớ ra, 5 từ bạn cần gợi ý rất lâu mới nhớ hoặc không nhớ nổi. Như vậy 10 từ bạn nhớ rất nhanh sẽ được ôn tập lại sau khoảng 7-10 ngày, những từ bạn cần gợi ý 1-2 lần mới nhớ ra, bạn sẽ cần ôn tập sau 3-5 ngày sau đó. Những từ bạn không thể nhớ ra nổi, bạn cần ôn tập lại 1-2 ngày sau đó.
Trên đây là ví dụ, nhưng nó không đơn giản như vậy, bạn sẽ cần một kế hoạch với danh sách từ vựng và thời gian ôn tập phù hợp hơn với bạn. Và bạn sẽ ngạc nhiên sau một thời gian áp dụng, bạn có thể kaiwa khá thoải mái với người Nhật bản xứ rồi đó (tất nhiên sẽ gặp một số khó khăn khi bạn gặp phải những từ, âm điệu địa phương (ví dụ: ほんま (= 本当), おもろい (= おもしろい), あかん (= ダメ hoặc 良くない)) - nhưng đây là cái bạn phải tự trau dồi, gần như không có một hướng dẫn chính thống nào về giọng địa phương mà phải thông qua hỏi người bản xứ, các senpai…..
Để ôn tập cách quãng, Dora Anki của Học viện tiếng Nhật Dora là một phần mềm sẽ rất hữu ích cho bạn mà bạn không cần phải mất phí, chuẩn bị nội dung mới để học hay phải xem lại xem hôm nay mình cần phải ôn lại từ nào. Phần mềm sử dụng ngay trên messenger nên rất tiện, các bạn có chức năng tính điểm và chia sẻ để các bạn học với bạn bè. Các bạn có thể sử dụng bằng cách click vào link và ấn bắt đầu/get started:https://bit.ly/3hFQTlE và bắt đầu luyện tập.
Chìa khóa thứ tư, cần một chút hứng thú. Bạn không cần phải thích tiếng Nhật, nhưng để học được tiếng Nhật lâu dài, bạn cần một chút hứng thú, nếu không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bỏ dở (chắc chắn rồi, không thể 5-7 ngày mà siêu tiếng Nhật được). Việc có hứng thú là việc bạn phát hiện ra được những cái hay ho trong quá trình học tiếng Nhật. Ví dụ như khi bạn phát âm được âm “つ, ちゅう” tròn vành rõ chữ hơn đứa bạn của bạn chẳng hạn, bạn sẽ thấy mình giỏi hơn, hay bạn nói mà người Nhật không phải hỏi lại “どういう意味ですか“ là một niềm vui nho nhỏ rồi. Hãy tìm cho bạn những niềm vui, những sự hứng thú nho nhỏ để duy trì việc học tiếng Nhật lâu dài. Phải thừa nhận rằng, chỉ khi chúng ta có hứng thú, chúng ta mới học tốt được.
4 chìa khóa để thành thạo tiếng Nhật được lấy ra từ bộ Phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả do bọn mình biên soạn. Bạn nào muốn nhận thì comment "mình nhận" ở bên dưới, mình sẽ gửi cho các bạn nhé!