6 KỸ THUẬT ĐỌC GIÚP BẠN HỌC NHANH NHỚ LÂU

 6 KỸ THUẬT ĐỌC GIÚP BẠN HỌC NHANH NHỚ LÂU


1. Kỹ thuật đọc lướt và Kỹ thuật đọc tìm ý (Skimming & Scanning)

Kỹ thuật đọc lướt (Skimming) là kỹ thuật đọc nhanh và sơ lược toàn bộ cuốn sách mà không đi vào đọc cụ thể bất cứ một đoạn hay chương nào.


Kỹ thuật đọc tìm ý (Scanning) được áp dụng khi bạn đọc một tài liệu hay cuốn sách với mục đích tìm kiếm một thông tin cụ thể nào đó. (Chẳng hạn như từ khóa, số, tên,..v..v.).


*** Khi nào bạn nên sử dụng 2 kỹ thuật này.


- Khi bạn muốn biết trước về nội dung tổng thể của một tài liệu hay cuốn sách.

- Khi bạn có quá nhiều tài liệu cần đọc trong thời gian ngắn.

- Đọc sách để tập trung vào việc tìm câu trả lời cụ thể cho một vấn đề nào đó bạn đang muốn giải quyết.

- Tìm kiếm một tài liệu cụ thể nào đó cho mục đích của bạn một cách nhanh chóng.

- So sánh giữa những cuốn sách có cùng chủ đề.


*** Bạn có thể áp dụng kỹ thuật skimming và scanning 7 bước sau đây:


Bước 1: Đọc tựa đề quyển sách để có hình dung đầu tiên về nội dung quyển sách.


Bước 2: Đọc phần nhận xét ở trang bìa, trang đầu và trang cuối quyển sách để nắm bắt một số thông tin cơ bản về quyển sách.


Bước 3: Đọc toàn bộ phần giới thiệu và mục lục để hiểu rõ hơn nội dung chủ đạo trong quyển sách cũng như chọn lọc các phần đọc phù hợp với mục tiêu của bạn.


Bước 4: Lướt nhanh nội dung trong bài, tại mỗi chương hay mỗi đoạn hãy đọc các câu đầu 

và câu cuối để nắm ý chính.


Bước 5: Chú ý đến những tiêu đề in đậm hay các biểu đồ, đồ thị, hình vẽ tượng trưng trong sách.


Bước 6: Trong quá trình đọc lướt, bạn gạch chân, đánh dấu các từ khóa quan trọng hoặc nội dung bạn muốn tìm kiếm.


Bước 7: Đọc kỹ những đoạn, trang hoặc chương có từ khóa, thông tin mà bạn muốn tìm kiếm.  


2. Kỹ thuật đọc nhanh


Đây là kỹ thuật được sử dụng để rèn luyện, nâng cao tốc độ đọc của bạn. Một số cách thức giúp bạn nâng cao tốc độ đọc là:


- Đừng dừng lại trong khi đọc. Nếu như có bất kỳ từ nào bạn không hiểu thì hãy gạch dưới nó và đọc tiếp. Bạn sẽ dành thời gian tìm hiểu về từ đó sau.

- Đọc thành từng nhóm từ thay vì đọc từng từ.

- Hãy bắt đầu với những quyển sách đơn giản, hứng thú.

- Dùng ngón tay hoặc bút chì để hướng mắt đến các dòng chữ.

- Hạn chế đọc nhẩm câu văn trong đầu hoặc đọc thầm.

- Hạn chế việc đọc lại đoạn văn.


3. Kỹ thuật đọc chủ động


Là kỹ thuật ngược lại với kỹ thuật đọc lướt và tìm ý. Trong kỹ thuật đọc chủ động, bạn sẽ đọc với tốc độ chậm hơn, đọc và nghiền ngẫm tất cả nội dung có trong quyển sách. Kỹ thuật này thường được dùng để đọc các tác phẩm văn học, tiểu thuyết. Đây cũng là kỹ thuật mà phần lớn chúng ta hay sử dụng thường ngày. Hạn chế của cách đọc này là bạn sẽ phải đọc tất cả mọi câu chữ trong khi không phải nội dung, thông tin nào cũng quan trọng, cần thiết.


4. Kỹ thuật đọc định hướng


Đọc định hướng là kỹ thuật nâng cao của kỹ thuật đọc lướt và tìm ý. Kỹ thuật đọc định hướng có thể giúp bạn nhanh chóng nắm một số nội dung chính của quyển sách và tài liệu để giải quyết một vấn đề, câu hỏi nào đó.


- Đối với kỹ thuật đọc định hướng, có ba điều bạn cần phải xác định trước:


- Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này trong 3 bước cơ bản sau đây:


Bước 1: Chuẩn bị vật dụng (giấy, bút), môi trường đọc sách phù hợp và đặt mục tiêu đọc.


Bước 2: Đọc tựa đề, trang đầu, trang cuối, phần giới thiệu, mục lục của quyển sách để nắm bắt những nội dung chính. Đồng thời, dựa trên những nội dung đã đọc, bạn sẽ xác định được quyển sách hay một số nội dung trong quyển sách có phù hợp với mục tiêu bạn đặt ra ban đầu hay không.


Bước 3: Đọc những chương, phần có nội dung quan trọng và thỏa mãn mục tiêu. Sau đó, hãy tổng kết các ý chính bằng sơ đồ tư duy.


5. Đọc chi tiết


Đây là kỹ thuật đọc đòi hỏi sự phối hợp giữa kỹ thuật đọc chủ động và định hướng. Với kỹ thuật này bạn sẽ đọc kỹ tất cả các nội dung của quyển sách thay vì chỉ tập trung vào một số nội dung. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải đọc chậm với độ tập trung cao để có thể nghiền ngẫm và hiểu rõ những phần bạn đọc.  


*** Khi nào bạn nên sử dụng kỹ thuật này.


Đọc sách hoặc các tài liệu tham khảo với mục đích nghiên cứu, viết bài luận, làm đề án hoặc ôn tập kiểm tra.


Phân tích một loại tài liệu nào đó, như: Báo cáo thuế, tài chính, văn học, hợp đồng,..v..v  


*** Áp dụng kỹ thuật “Đọc chi tiết” như thế nào?


Bước 1: Xác định mục đích đọc – Nghiên cứu, viết luận, kiểm tra v..v.


Bước 2: Sử dụng kỹ thuật đọc lướt để đọc toàn bộ cuốn sách trước để lấy được nội dung 

tổng thể.


Bước 3: Sử dụng kỹ thuật tìm ý  để highlight hoặc ghi chú các điểm quan trọng trong sách.


Bước 4: Đọc lại toàn bộ cuốn sách một cách chi tiết. Sử dụng kỹ thuật ghi chú để tổng hợp và hệ thống các thông tin quan trọng.


6. Kỹ thuật đọc phản biện


Đọc phản biện là kỹ thuật kết hợp nhiều kỹ thuật đọc lại với nhau. Kỹ thuật đọc phản biện thường được dùng để phân tích, đánh giá hoặc phê bình một quyển sách, tài liệu.


*** Kỹ thuật này có thể khái quát thành 3 bước cơ bản như sau:


Bước 1: là tìm hiểu cấu trúc chung và nội dung chính của quyển sách.


Bước 2: là tìm hiểu vấn đề tác giả đặt ra và cách thức tác giả lập luận, giải quyết vấn đề.


Bước 3: là đưa ra những quan điểm, đánh giá, phê bình cho quan điểm, lập luận, luận cứ của tác giả.


Việc áp dụng và phối các kỹ thuật đọc như thế nào cho hợp lý phụ thuộc rất lớn vào mục đích đọc của bạn đấy. Vì vậy, hãy xác định mục đích của bản thân trước khi tìm đọc một cuốn sách nào đó nhé.


Đối với các bạn sinh viên, có thể luyện tập các kỹ thuật đọc theo thứ tự sau


- Bạn có thể trau dồi kỹ thuật đọc lướt, tìm ý và kỹ thuật đọc định hướng trước. Hai kỹ thuật này khá đơn giản để thực hiện và rất hiệu quả để học tập trong các kỳ kiểm tra.

- Sau đó, bạn hãy nâng cao khả năng đọc và thẩm thấu của mình với các kỹ thuật chủ động, chi tiết cũng như phản biện. Các kỹ thuật này giúp bạn thực hiện các đề tài khóa luận, nghiên cứu của mình.


*** Còn lại, kỹ thuật đọc nhanh là một công cụ hỗ trợ, giúp bạn đọc nhiều tài liệu hơn. Vì thế, bạn có thể rèn luyện kỹ thuật này song song với các kỹ thuật còn lại nhé.


#TonyDzung



Nguồn: Internship