CÁI TÔI CÀNG LỚN, SĨ DIỆN CÀNG NHIỀU, CÀNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG.

 CÁI TÔI CÀNG LỚN, SĨ DIỆN CÀNG NHIỀU, CÀNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG.

----------------------

Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương?

- Bởi trọng lượng nó nhẹ!

Nhưng mà tại sao một chiếc cốc, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị dập nát, bị hư hại?

- Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.


Vậy nên người ta khuyên rằng, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thương sẽ rất nhỏ thậm chí không có.

Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh!


Thông qua những câu hỏi đơn giản hàng ngày, tác giả mượn khái niệm "trọng lượng" để ẩn dụ cho "sức nặng của giá trị con người". Bạn càng coi mình nặng, bạn càng kỳ vọng quá nhiều, bạn càng dễ tổn thương.


 Người xưa có câu "Lùi một bước trời cao biển rộng", ngẫm nghĩ thì cũng thấy được ý người răn dạy đó là: Hãy chậm lại và nghĩ thật kỹ, biển tri thức rộng lớn bao la, có phải chỉ đơn giản như ta đọc thoáng ban đầu? Có phải lùi để bản thân an toàn hơn không? Hay là lùi để góc nhìn bạn được rộng mở, tri thức thâm thúy lúc đó hẳn sẽ hiện diện?


Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thương và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ của những hạnh phúc giản đơn khác.


Và người xưa cũng dạy thế này:

-Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.

-Gió thì không thể bám vào tấm lưới.

-Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.

Xin hãy nhớ!

- Trân trọng bản thân và Quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt.



Dựa trên phát biểu của nhà sư Thích Tánh Tuệ.

#NLP

#MasterNLPNgatPro