'Ở chọn nơi, chơi chọn bạn':
4 MỐI QUAN HỆ CÀNG THÂN CÀNG LÀM SỰ NGHIỆP "XUỐNG DỐC"
1. Kiểu người thường xuyên phàn nàn và mang năng lượng tiêu cực cho người khác
David Pollet đã từng nói: Trên thế giới này, nhiều người giống như những chiếc xe tải chở rác, họ chất đầy rác của mọi người và chạy xung quanh, nhận về mình những mùi hôi, tiếc nuối, tức giận và thất vọng.
Quả đúng thế thật. Tôi có một người bạn ưa phàn nàn mỗi khi cô ấy gặp bạn bè cũ. Lâu ngày gặp lại nhưng thay vì hỏi han nhau thì câu cửa miệng của cô ấy là: "Bây giờ công việc này thực sự không thích hợp với tôi, tôi mất tương lai khi chôn vùi thân xác trong công ty này rồi.", hay "Đồng nghiệp có quan điểm khác với tôi nên cứ xích lại là tôi gây gổ với người đó, quá mệt mỏi.", "Hôm nay tôi chỉ đến muộn vài phút đã bị sếp mắng mỏ. Tôi thực sự muốn nghỉ việc ngay lập tức."...
Lúc đầu, tôi thông cảm cho hoàn cảnh của cô bạn này, an ủi và động viên cô ấy cải thiện bản thân, thậm chí còn lên kế hoạch hành động để cô ấy có thể chuyển sang công ty tốt hơn. Cô ấy đồng ý nhưng sau đó phàn nàn rằng cô ấy không có thời gian để học và không thể tiếp tục học. Có vẻ như những trải nghiệm tồi tệ mà cô ấy gặp phải là do thế giới bên ngoài gây ra. Dần dần, tôi hơi sợ hãi khi hợp tác với cô ấy. Khi tôi mở miệng ra, tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng tiêu cực, cảm giác thoải mái giữa bạn bè đã biến mất từ lâu, thay vào đó là sự vô hồn và chán nản.
Cho đến một lần, cô ấy phàn nàn rằng công ty mà tôi đã giới thiệu cho cô ấy lần trước là một công ty tồi. Tôi không muốn tranh luận thêm một giây phút nào nữa, nhưng tôi đáp lại một cách rõ ràng: "Tớ xin lỗi vì đã lãng phí thời gian và năng lượng của cậu."
Trên thực tế, mức lương và phúc lợi của công ty mà tôi giới thiệu đã được coi là cao trong ngành và giám đốc điều hành của công ty đó là anh họ của tôi, làm ở đó thì cô sẽ được chiếu cố hơn các nhân viên khác. Kết quả là cô ấy chỉ ở lại công ty đó 5 ngày và sau đó tự nguyện xin nghỉ việc. Sau đó, tôi không bao giờ giới thiệu công việc cho cô ấy nữa. Tình bạn của chúng tôi tuyệt giao trong im lặng.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, một mối quan hệ lành mạnh phải hòa thuận và mang lại năng lượng tích cực cho nhau, chứ không phải người này đóng vai trò là "thùng rác" của người kia trong một thời gian dài. Về lâu dài, bạn sẽ chỉ cảm thấy rằng mình làm ơn mắc oán.
Nếu bạn nhận ra rằng năng lượng tích cực của bạn không đủ mạnh để chống lại năng lượng tiêu cực xung quanh, bạn phải học cách tránh xa năng lượng tiêu cực trước đã.
2. Kiểu người luôn cho mình là đúng và nhận thức kém
Có loại người này luôn tỏ ra trịch thượng, có thói quen áp đặt người khác bằng những thành kiến của chính mình, thích chỉ trích và vu khống người khác bằng những định kiến hạn hẹp của họ. "Với mức lương bèo bọt như vậy, chắc hẳn chiếc túi hàng hiệu đó là hàng nhái.", "Nhìn anh ta xem, đọc nhiều sách như vậy có ích gì, không chỉ là công nhân."...
Khi gặp phải loại người này, bạn không phải chật vật, không cần lý do, tránh xa càng sớm càng tốt là lựa chọn khôn ngoan nhất.
3. Kiểu người không biết giới hạn và coi việc nhờ vả người khác là điều hiển nhiên
Nhà tâm lý học Fengxu đã từng chia tương tác xã hội thành hai loại, một là "giao tiếp đồng cảm" và hai là "giao tiếp thực dụng" .
Giao tiếp đồng cảm đề cập đến việc hiệu quả giao tiếp đạt được là do đồng cảm với các hành vi xã hội và trải nghiệm cảm xúc của người khác, biết cách vượt qua sự buồn chán hoặc có những sở thích chung với người khác. Kiểu giao tiếp này không liên quan đến việc trao đổi lợi ích.
Giao tiếp thực dụng được tạo ra để đạt được một mục đích nhất định hoặc thu được lợi ích từ bên kia.
Nhưng trong cuộc sống, hầu hết mọi người không thể phân biệt được hai kiểu giao tiếp này. Một số người khác nghĩ rằng việc một ai đó giao tiếp với mình để nhờ vả là chính, nên họ tự mặc định bản chất của xã hội này là thực dụng và người đó sẽ kết giao bạn bè theo kiểu thực dụng đúng nghĩa.
Lợi dụng người khác nhưng lại không biết điểm dừng và giới hạn thì đó là lý do chính dẫn đến sự tan vỡ của nhiều mối quan hệ.
Bạn của tôi, C. học cao học ở nước ngoài. Biết C. đang du học nên một người bạn của cô ấy đã nhờ C. mua giúp một số thứ. Việc học của C. ở nơi đất khách thật không dễ dàng chút nào, nhưng cô không dám từ chối lời nhờ vả của cậu bạn này và cô sẽ dành thời gian để giúp người bạn đó mua một số thứ.
Ban đầu, cô đã giúp bạn của mình mua hàng miễn phí và cô cũng trả hộ tiền ship nhiều lần. Cô không dám đòi bạn mình tiền phí vận chuyển vì sợ mất bạn nên đã cắn răng trả không biết bao nhiêu lần. Sau đó, C. phát hiện ra rằng người bạn này không những không trân trọng mà còn nhờ vả nhiều hơn nữa, ví dụ như mua hộ bạn của người yêu cậu ta, thông báo giúp anh giá của các hàng hóa khuyến mãi...
Cuối cùng, C. thực sự không thể chịu đựng được và khéo léo từ chối người bạn này. Cô nói rằng mình không có thời gian học và làm luận án nên không thể mua đồ cho người bạn ấy, nghe xong người bạn kia im bặt và cô phát hiện ra “Phây búc” cô đã bị người đó chặn.
Ngoài đời, có rất nhiều người nhân danh "bạn bè" để làm phiền người khác, cho rằng bạn bè phải nên nhờ vả hay lợi dụng nhau thì mới khăng khít hơn, hay bạn bè giúp nhau là chuyện thường… rồi vô cớ đưa ra yêu cầu và bắt người khác làm theo nhưng lại không cảm nhận được người bạn của họ nghĩ gì, có đồng ý giúp không.
Vấn đề nghiêm trọng hơn là văn hóa truyền thống và các khái niệm xã hội đã ngầm gắn chủ nghĩa thực dụng với chủ nghĩa đồng cảm.
Nhiều người viện cớ "Bạn bè giúp đỡ nhau là bình thường" để sai khiến bạn mình phải có nghĩa vụ giúp đỡ mình. Do đó, trước tiên chúng ta phải phân biệt đâu là " đồng cảm" và đâu là "người thực dụng". Khi một trong những "người bạn có tấm lòng từ bi" của bạn đưa ra nhu cầu thực dụng cho bạn, nếu bạn thực sự không có chút thiện chí thì đừng mặc cảm, hãy dũng cảm nói "không". Từ chối phù hợp là một loại bảo vệ chính mình.
4 NHỮNG KẺ ĂN NÓI THỊ PHI
Bên cạnh chúng ta, vẫn luôn xuất hiện một số người ăn không nói có thích đặt điều thị phi. Loại người thích đâm bị thóc, chọc bị gạo này luôn mang đến rắc rối cho người khác.
Người xem thị phi chỉ thích những điều đàm tiếu về người khác mà nào có hay sự thật ra sao. Người nghe chuyện thị phi thường quên mất mình mà chỉ chăm chăm soi mói cuộc sống của người ngoài. Người nói chuyện thị phi thường hay lan truyền tin vịt mà không nghĩ đến hậu quả.
Loại người thích đổi trắng thay đen, đã phá hoại biết bao nhiêu mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Tục ngữ có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng." Kết giao với loại người này, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Lâu dần, bản thân còn phải chịu ảnh hưởng tiêu cực về mặt tư tưởng, dễ có nguy cơ trở thành người thị phi.
Người mạnh mẽ sẽ không bao giờ ngáng đường người khác mà chỉ tập trung vào con đường của mình. Họ cũng sẽ không nhúng tay, xía mũi vào chuyện riêng của người khác mà chỉ hưởng thụ cuộc sống của bản thân.
Đứng trước thị phi, ta thà giả câm giả điếc, coi như không biết, chứ tuyệt đối đừng hùa theo. Thay vì suốt ngày bình phẩm khen chê, hãy luôn nhắc nhở mình phải không ngừng hoàn thiện bản thân.
Ở chốn đông người, ăn nói cần phải biết giữ mồm giữ miệng. Lúc ở một mình thì không nên suy nghĩ lung tung. Trưởng thành là khi ta biết giữ mình để không còn bị cuốn vào vòng xoáy thị phi.
Làm thế nào để cải thiện bản thân và làm cho bản thân có giá trị? Có 3 gợi ý:
1. Đọc sách để nâng cao sự tu dưỡng nội tâm của bạn
Những người có thói quen đọc sách luôn mang trong mình nguồn ánh sáng khiến người ta muốn xích lại gần họ hơn. Nên dù bận rộn với công việc hàng ngày, bạn cũng nên dành chút thời gian để đọc và nghiên cứu cách làm giàu cho bản thân.
Vẻ đẹp về ngoại hình chỉ mang lại cho bạn sự quyến rũ trong vài năm nhưng học tập có thể mang lại cho chúng ta nguồn sức mạnh và sự duyên dáng ổn định trong cả cuộc đời.
Hãy cẩn thận lựa chọn một số cuốn sách mà bạn yêu thích và dành thời gian đọc ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sau một thời gian, tính khí và khả năng trò chuyện của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
2. Chăm chút cho hình ảnh bên ngoài và cải thiện hiệu suất làm việc của bạn
Thể diện thường là tấm "danh thiếp" của chúng ta khi ra ngoài xã hội. Không ai muốn khám phá ra những phẩm chất nổi bật bên trong của bạn qua vẻ ngoài luộm thuộm của bạn.
Khi người ngoài không biết trình độ học vấn, gia cảnh, xuất thân của bạn thì ngoại hình, cách ăn mặc, lời nói và việc làm của bạn tạo nên thương hiệu đại diện cho bạn.
Duy trì vẻ ngoài tinh tế mọi lúc và trang phục phù hợp, đúng nơi, đúng chỗ là điểm cộng cho bạn.
3. Chú ý nói chuyện và trau dồi EQ hơn nữa
Biết cách ăn nói là một nghệ thuật và cũng là một loại trí tuệ, nó là phương tiện quan trọng và trực tiếp nhất để chúng ta kết nối với thế giới và mọi người.
Việc chúng ta có thể nói khéo léo hay không có liên quan đến ấn tượng của người khác đối với chúng ta, ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội và vị trí của chúng ta trong lòng người khác.
Về giao tiếp, có một số cách như sau:
- Trước khi học cách nói, chúng ta phải biết cách lắng nghe.
- Khi trò chuyện, hãy chú ý để ưu thế của mình so với đối phương, đừng cố thay đổi người khác, không ai thích bị thay đổi cả.
- EQ cao không phải là phục vụ và bao dung, mà là có thể hòa hợp với chính mình, thoải mái là chính mình, đồng thời đặt người khác vào lòng và đứng ở vị trí người khác mà suy nghĩ.
Cuối cùng:
Nếu bạn muốn bay lên trời cao, thì bạn phải bay với đàn đại bàng, chứ không phải với sẻ non.
Nếu bạn muốn phi nước đại trên trên thảo nguyên thì bạn phải chạy với những con ngựa chiến và hổ thay vì hươu và cừu.
Đối với những người tiếp tục lợi dụng bạn, hãy học cách nói không và tránh xa càng sớm càng tốt.
Chỉ bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho việc chú ý và cải thiện bản thân, bạn mới có thể sống một phiên bản thú vị hơn của chính mình.
Theo Cafebiz.vn
#Tony_Dzung